Điểm nhấn
- Tình
hình tài chính lành mạnh. Tài
sản của PVB chủ yếu là tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định trong lĩnh vực
bọc ống, đồng thời cơ cấu nguồn vốn không sử dụng nợ vay ngân hàng giúp cho tài
chính của công ty luôn được duy trì ở mức an toàn.
- Vị thế độc quyền trên thị trường bọc ống. Với
việc sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam cũng như nhận được sự hỗ trợ
tới từ công ty mẹ PVGas, PVB luôn là doanh nghiệp thực hiện bọc ống cho phần lớn
các dự án Dầu khí của Việt Nam, đặc biệt là các dự án lớn.
- Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 đem
lại lợi nhuận đột biến. PVB dự kiến sẽ tham gia bọc ống cho dự án này từ tháng 10/2019 với doanh
thu và LNST ước tính đạt 1,150 đồng tỷ và 142.8 tỷ đồng.
- Triển vọng dài hạn khả quan nhờ
nhiều dự án dầu khí được triển khai. Theo
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí đến năm 2025, định hướng đến năm
2035, Việt Nam cần chi tổng cộng 2,95 tỷ USD cho việc phát triển 1,224 – 1,418
km đường ống dẫn khi trên biển và trên bờ nhằm đảm bảo phát triển đồng bộ lĩnh
vực công nghiệp khí.
Rủi ro đầu tư
- Tiến
độ dự án dầu khí bị chậm so với kế hoạch. Sự suy yếu của giá dầu là
nguyên nhân chính khiến các dự án dầu khí chậm triển khai thời gian qua. Bên cạnh
đó sự leo thang trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực biển Đông
cũng tác động lớn tới việc thực hiện các dự án dầu khí trong khu vực này.
- Thiếu dự án lớn cuối năm 2020 và có thể kéo
dài đến hết năm 2021. Hoạt động bọc ống cho dự án Nam Côn Sơn 2 Giai đoạn 2 dự kiến kết thúc
trong Q2/2020, trong khi đó dự án lớn tiếp theo có thể phải chờ đến cuối năm
2021 hoặc năm 2022 mới được triển khai, do đó doanh thu và LNST của PVB có thể
giảm mạnh trong giai đoạn này.